Posted on 1,553  

Trong cuộc sống bận rộn như hiện nay thì việc bảo dưỡng xe máy định kì dường như không còn được chú trọng nhiều. Để xe máy hoạt động một cách tốt nhất, ngoài việc phải để ý đến những biểu hiện lạ, những bất thường đang xảy ra đối với các bộ phận, động cơ của xe thì việc kiểm tra định kì là một việc khá quan trọng.

Bảo dưỡng xe máy định kì không chỉ giúp người sử dụng phát hiện ra tình trạng không ổn của xe mà nó còn giúp cho các động cơ trong xe hoạt động tốt hơn và bền bỉ hơn. Ngoài ra, bảo dưỡng xe máy định kì còn giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí cũng như giúp an toàn và yên tâm hơn khi lái xe. Dưới đây là một số cách bảo dưỡng xe máy định kì cho người sử dụng xe máy. Hãy cùng myc tham khảo các cách bảo dưỡng sau đây để bảo quản xe yêu của bạn nhé!

Bảo dưỡng thay nhớt xe máy định kỳ

Bảo dưỡng xe máy định kì tại trung tâm

Thời gian thay nhớt và lọc nhớt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mức độ sử dụng của chủ xe hay chất lượng của dầu nhớt. Theo kinh nghiệm của một số anh thợ lành nghề trong các trung tâm sửa chữa bảo dưỡng xe máy, bạn nên thay nhớt sau khi đi 1.500 đến 2.000 km. Và thay đúng loại nhớt dành riêng cho xe tay ga hoặc xe số.

Thay nhớt máy: Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, thời gian thay nhớt: từ 1500 – 2000 km/lần (đối với nhớt bán tổng hợp), từ 2000 – 3000km (đối với nhớt tổng hợp 100%).

Nếu dùng xe máy trong điều kiện leo dốc hoặc liên tục tải nặng, bạn nên thay nhớt sớm hơn con số trên. Đặc biệt, trong trường hợp xe bị ngập nước cần thay nhớt ngay lập tức. Tránh trường hợp để nước đi vào động cơ; dẫn đến nguy cơ hỏng xe rất cao.

Nhớt láp (nhớt hộp số) trên xe ga: Nếu không thay dầu láp dễ dẫn đến tình trạng khô hoặc vỡ bánh răng, giảm hiệu quả truyền động. Bạn nên kiểm tra nhớt cứ 3 lần thay nhớt máy thì thay nhớt láp 1 lần.

Bảo dưỡng kiểm tra lọc gió

Lọc gió được xem là “lá phổi” của xe. Nó có tác dụng lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng, tạo hỗn hợp cháy. Nếu để lọc gió quá bẩn; nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe dễ bị hụt hơi và không tránh khỏi thải khói đen ra ngoài. Theo khuyến cáo, bạn nên thay lọc gió ở 8.000km – 10.000km để xe được bảo dưỡng tốt nhất.

Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bảo dưỡng kiểm tra Bugi

Theo thời gian, đầu cực của bugi bị hao mòn. Điều đó sẽ gây hiện tượng đánh lửa không đều; động cơ dễ “hụt hơi”; tốn nhiên liệu. Bạn nên kiểm tra, thay thế bugi định kỳ sau 8.000 – 10.000 km. Bugi cũng như nhiều bộ phận khác trên xe cần kiểm tra và thay thế định kỳ.

Thay bugi ở mỗi 8.000 km. Không chỉ giúp động cơ vận hành tốt hơn; tiết kiệm xăng hơn mà còn tránh tình trạng xe chết máy dọc đường. Hay ảnh hưởng đến các linh kiện liên quan khác như: ắc quy, pít-tông, ống xả khí…

Bảo dưỡng vỏ xe máy định kỳ

Vỏ xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Sau một thời gian sử dụng, lượng ma sát giảm; lốp mòn có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện.

Vỏ có tuổi thọ từ 15.000km – 20.000km. Bạn cần thay mới theo định kỳ để an toàn khi di chuyển. Nếu kiểm tra trước thời hạn mà thấy vỏ bị nứt, mòn gai hoặc bị thủng nhiều lần thì nên thay mới luôn nhé.

Bảo dưỡng hệ truyền động của xe (nhông sên dĩa, dây ruroa)

Bảo dưỡng các chi tiết truyền động

– Nhông sên dĩa: Bạn nên quan sát nhông sên dĩa sau một thời gian dài sử dụng. Nếu thấy các biểu hiện như xe thường xuyên bị giãn sên, tuột xích, răng nhông dĩa bị nhọn, mòn, cùn thì nên thay mới cả bộ nhông sên dĩa ngay nhé.

Bảo dưỡng các chi tiết định kì

– Dây curoa (xe ga): Nếu bạn nghe những tiếng lạch cạch khi khởi động xe. Xe có sức ì, không bốc khi tăng ga; lúc vệ sinh nồi thì thấy dây cuaroa bị nứt, gãy răng thì đây là những dấu hiệu bạn cần thay mới dây curoa để xe có thể hoạt động ổn định trở lại.

Bảo dưỡng thay nước làm mát xe máy

Hầu hết xe tay ga hiện nay, đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nếu xe mất quá nhiều nước mát sẽ khiến xe nóng máy. Nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra nước làm mát cho xe: định kỳ khoảng 10.000 km/lần. Và đặc biệt, sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

Những lưu ý khác

Không sử dụng các dung dịch làm mát khác nhau, trường hợp châm thêm các sử dụng lại loại nước mát đã dùng trước đó. Nếu muốn đổi loại dung dịch làm mát khác, cần xả sạch dung dịch cũ và vệ sinh lại hệ thống két nước trước khi sử dụng loại mới.

Tuyệt đối không dùng nước máy, nước lã, nước đóng chai… để thay thế thế nước làm mát. Nên kiểm tra dung dịch làm mát thường xuyên phòng ngừa trường hợp nước làm mát thấp hơn mức cho phép, tránh được những tổn thất cho động cơ.

Tùy theo điều kiện vận hành, kinh tế mà bạn cần lựa loại nước mát phù hợp cho xe mình. Ví dụ sử dụng ở nội đô ít khi đi xa thì nước màu xanh sẽ là lựa chọn lý tưởng. Còn nếu thường xuyên di chuyển hành trình dài hay thường đi đèo dốc thì nên sử dụng nước mát màu đỏ cho hiệu quả tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thông dụng như Liqui Moly, Motul, …

Trên đây là các lưu ý trong quá trình sử dụng nước làm mát. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích các bác Tài trong quá trình bảo dưỡng xe

Nguồn: Suaxechuyennghiep.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *