Posted on 957  

Dù đề xuất kiểm định khí thải xe máy định kỳ đã có từ lâu. Thế nhưng, việc triển khai vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Mới đây, Bộ GTVT đã cho phép thí điểm kiểm định khí thải xe máy tại Tp.HCM. Hiện tại, đã có lộ trình cụ thể cho đề án kiểm định khí thải. Cũng theo đề xuất, Bộ GTVT đồng ý hỗ trợ người dân nghèo kiểm định khí thải xe máy miễn phí. Điều này giúp người nghèo giảm bớt gánh nặng và chi phí khi sử dụng phương tiện giao thông.

Hy vọng rằng, với đề án mới này, nước ta sẽ giảm được ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cũng kiểm soát tốt hơn khí thải độc do xe máy cũ thải ra môi trường. Theo đó, cứ mỗi xe máy sẽ định kỳ 5 năm sẽ phải kiểm tra khí thải 1 lần. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt nặng theo luật. Tổng ngân sách dự kiến để thực hiện đề án lên đến 553 tỉ đồng. Hiện tại, Bộ GTVT đang xem xét và phê duyệt kiến nghị này.

Thí điểm kiểm định khí thải xe máy

Thí điểm kiểm định khí thải xe máy

Sáng 27-1, Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết chương trình nghiên cứu thí điểm kiểm tra khí thải xe máy, hướng tới thí điểm kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố. Hội nghị có sự tham dự của ông Nguyễn Hữu Tiến – phó vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, ông Toshiyuki Takahara – phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)… cùng đóng góp ý kiến.

Th.S Đinh Trọng Khang – phó giám đốc Viện chuyên ngành môi trường Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải, nhóm nghiên cứu đề án – cho biết vừa qua các đơn vị thí điểm kiểm tra khí thải cho 10.682 xe máy, khảo sát 7.216 người dân, đồng thời lấy ý kiến của các sở ngành, chuyên gia, 24 quận huyện để xây dựng lộ trình thực hiện kiểm định khí thải xe máy định kỳ.

Từ đó, nhóm nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất kiểm soát khí thải xe máy cho TP là kiểm soát hỗn hợp theo khu vực và năm sử dụng của xe. Kiểm soát theo khu vực trước tiên là trung tâm TP rồi tiến tới toàn TP. Đầu tiên tập trung kiểm soát xe từ 5 năm sử dụng trở lên rồi mới kiểm soát tất cả. Toàn bộ quá trình chia làm 4 giai đoạn chuẩn bị và thực hiện

Lộ trình của đề án

Cụ thể, giai đoạn đầu xây dựng 88 trạm kiểm định và hệ thống lưu trữ dữ liệu. Thực hiện thí điểm kiểm tra khí thải toàn bộ xe lưu hành. Để lập cơ sở dữ liệu với mức phí 50.000 đồng/xe/năm. TP miễn phí kiểm tra khí thải cho người dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Và có cơ chế hỗ trợ người dân thay thế xe cũ không đạt chuẩn.

Sau đó, bắt đầu phân vùng các khu vực theo tiêu chuẩn khí thải. Và áp dụng cho xe từ 5 năm trở lên (có thể điều chỉnh là 3 năm). Khu vực quận 1, 3, 5 cho phép xe có khí thải mức 2 được lưu hành. Xe vi phạm, không đạt chỉ tiêu bị phạt hành chính cho lưu thông.

Giai đoạn tiếp theo mở rộng ra xây dựng thêm 78 trạm, quy mô toàn TP. Kinh phí thực hiện đề án tới năm 2030 là 553 tỉ đồng. Sau năm 2030, từ nguồn thu phí kiểm định, các đơn vị tiếp tục đầu tư. Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Hòa An – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải – khẳng định thời gian qua, tình hình ô nhiễm môi trường ở các TP lớn. Như Hà Nội, TP.HCM diễn biến phức tạp. Trong đó xe máy phát thải lớn, đặc biệt khí thải xe máy có chứa các hợp chất có thể gây đột biến gen, ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Cần có giải pháp đồng bộ

Do đó, cần có các giải pháp nhanh chóng kiểm soát khí thải xe máy. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cụ thể, chính sách thực hiện, quản lý bài bản. Dựa vào kết quả đề án nghiên cứu thí điểm nêu trên, Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND TP kiến nghị các bộ ngành sớm ban hành quy định pháp luật cho kiểm soát khí thải xe máy. Đề xuất Bộ Giao thông vận tải xây dựng lộ trình kiểm định, sửa đổi Luật giao thông đường bộ.

“Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các đơn vị kiểm soát khí thải xe máy trong chiến lược giao thông từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đồng thời yêu cầu Hà Nội, TP.HCM nghiên cứu các chính sách thu hồi xe máy cũ. Đây là tiền đề để các bộ ngành sớm triển khai các biện pháp kiểm soát khí thải xe máy”, ông An nói.

Bộ GTVT sẽ tiến hành kiểm định khí thải xe máy định kỳ

Bộ Giao thông vận tải cho biết ủng hộ chủ trương kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy đang lưu hành tại TP.HCM để góp phần cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị. Theo Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, cơ quan này đã nghiên cứu, bổ sung quy định về kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy vào dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Khi luật được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Trong khi chờ Luật giao thông đường bộ được ban hành, đề nghị Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND TP trình Thủ tướng xem xét quyết định việc triển khai thí điểm kiểm tra khí thải. Và kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện đối với mô tô, xe gắn máy. Tạo cơ sở thực tiễn trong quá trình xây dựng Luật giao thông đường bộ.

Đề nghị Sở Giao thông vận tải TP.HCM tham vấn Bộ Tài nguyên và môi trường theo quy định về quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ và cơ chế quản lý cơ sở kiểm định để thực hiện việc kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông. Khi có chủ trương thí điểm của Thủ tướng quyết định, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với TP.HCM hướng dẫn các cơ sở kiểm định tại địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

Đã có nhiều đề xuất kiểm tra khí thải

Đã có nhiều đề xuất kiểm tra khí thải

Trên thực tế, từ những năm 2009, Bộ GTVT đã triển khai xây dựng đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, gắn máy. Và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010. Mục tiêu đến năm 2015 kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 80 – 90% xe máy ở Hà Nội, TP.HCM. Và mở rộng cho 60% xe máy tại các thành phố loại 1, loại 2. Bộ GTVT cũng xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định quy định về kiểm soát khí thải với xe mô tô, gắn máy tại các thành phố lớn. Trong đó quy định kiểm định kỳ khí thải xe mô tô, gắn máy.

Sau hơn 2 năm xây dựng, lấy ý kiến các bộ, ban, ngành, dự luật GTĐB đã được đưa ra trình Quốc hội tại kỳ họp vừa qua. Song vì còn nhiều ý kiến, nên dự luật này được cho ý kiến sẽ đưa ra thông qua vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 14 vào năm 2021.  Lộ trình thực hiện sẽ được xây dựng thận trọng, phân chia cụ thể từng phạm trù. Đó là lộ trình về thời gian (chia ra nhiều giai đoạn), lộ trình về đối tượng (ví dụ lựa chọn các xe phân khối lớn trước, xe cũ trước). Lộ trình về địa bàn (ví dụ như có thể thực hiện ở địa phương có số lượng phương tiện tập trung không quá lớn trước)…

Nguồn: Tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *