Posted on 722  

Xe máy cũ của bạn thường xuyên phải sửa chữa do hư hỏng, làm bạn phát sinh quá nhiều chi phí? Bạn không biết chiếc xe cũ của mình khi nào thì nên bán đi? Thật ra, nếu chiếc xe của bạn đã quá hư hỏng, không còn “cứu chữa” được nữa thì bạn nên cho nó “ra đi” sớm.

Đó là lời khuyên của Myc dành cho bạn khi nhận thấy rằng, những chiếc xe cũ hư hỏng sẽ tiêu tốn của bạn nhiều tiền hơn là mua xe mới. Đặc biệt là khi bạn phải trả hóa đơn sửa chữa quá nhiều. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn cân nhắc chi phí giữa việc bán chiếc xe máy cũ và mua chiếc xe mới trong bài viết này nhé.

Tham khảo đại lý bán xe để định giá chiếc xe

Để biết giá trị chiếc xe, bạn có thể tham khảo một số đại lý bán xe cũ nhưng nên nhớ đừng chỉ hỏi 1 nơi. Họ sẽ hỏi một số câu hỏi về năm sản xuất, nhãn hiệu, đọc đồng hồ đo. Và tình trạng bên trong, tính toán các khoản sửa chữa. Nếu chiếc xe được định giá quá thấp bởi những vấn đề mà nó gặp phải. Bạn nên cân nhắc có tiếp tục sửa chữa nữa hay không hay bán đi.

Cân nhắc các chi phí phải trả khi không bán xe cũ

Bạn hãy hỏi thợ máy xem hiện chiếc xe có cần sửa chữa lớn nào không? Sửa chữa nhỏ nào cần phải được thực hiện trong năm tới? Chúng ta không nói đến việc thay dầu mà đang nói về công việc tốn kém hơn yêu cầu. Khi xe đạt 60.000 đến 100.000 km – tất cả mọi thứ từ việc thay đổi dầu hộp số và làm mát. Đến thay lốp xe, má phanh và kẹp phanh, máy bơm nước, bộ phận hệ thống treo và dây cu-roa.

Cân nhắc các chi phí phải trả khi không bán xe cũ

Kiểm tra sổ tay chủ sở hữu của bạn để biết lịch trình bảo trì khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu bạn không có sách hướng dẫn. Bất kỳ cửa hàng có uy tín nào cũng có thể kiểm tra lịch trình bảo dưỡng. Và cho bạn biết chính xác những gì cần phải làm và chi phí bao nhiêu. Tính tổng tất cả các sửa chữa và bảo trì bạn sẽ cần phải làm trong năm tới. Và so sánh nó với giá trị thương mại của chiếc xe. Nếu bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn giá trị xe so với việc tiếp tục sử dụng thêm một năm nữa. Thì bạn nên đầu tư tiền để mua xe mới.

Tính toán lại các chi phí sửa chữa phải trả nếu giữ xe cũ

Hơn ai hết, chủ xe sẽ hiểu rõ các đặc tính của mẫu xe đang dùng. Và có cảm nhận tốt nhất về chất lượng của xe qua từng năm. Những mẫu quá cũ thường sẽ không còn vận hành trơn tru, mượt mà như thời điểm mới mua. Dù thực hiện bảo dưỡng, bảo trì định kỳ. Một số chi tiết cơ khí sẽ xuống cấp theo thời gian. Khiến việc thay thế diễn ra thường xuyên hơn, chi phí tốn kém hơn.

Thợ cơ khí không thể chỉ nhìn vào chiếc xe của bạn. Và dự đoán tất cả mọi thứ có khả năng hỏng trong năm tới. Do đó, có thể bạn không có một danh sách việc sửa chữa trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế, quy luật là xe càng sử dụng nhiều năm thì hỏng hóc càng nhiều. Vì vậy, hãy xem lại các hóa đơn cũ và tính lại các chi phí bạn đã bỏ ra trong những năm qua để sửa xe.

Tính toán lại các chi phí sửa chữa phải trả nếu giữ xe cũ

Cộng tổng chi phí sửa chữa của bạn từ một năm qua. Với chi phí sửa chữa quan trọng bạn phải làm ngay bây giờ và chi phí bảo trì trong năm nay. So sánh chi phí dự kiến với giá trị thương mại trong xe của bạn. Khi đó bạn sẽ có câu trả lời nên bán hay không.

Tự cân đo đong đếm giữa hai sự lựa chọn

Bên cạnh đó, bạn có thể cảm nhận được xe không còn êm ái như thời gian đầu. Động cơ yếu đi trên những mẫu xe đã quá cũ.  Khi vận hành xe máy đã quá cũ, ngoài những chi tiết có thể thay định kỳ như lốp, phanh…, người dùng khó lòng biết trước khi nào chiếc xe gặp trục trặc ở động cơ, hộp số… Đang vận hành trên đường xe có thể bất ngờ chết máy, gây phiền toái và mất an toàn cho chủ xe.

Có rất nhiều vấn đề mà bạn cần phải cân nhắc. Do đó, hãy dành vài tuần đánh giá xe cũ của bạn. Hãy viết ra các ưu/nhược điểm khi bạn sử dụng chiếc xe. Nếu cảm thấy như bạn đang ngồi sau tay lái của một xe hơi cũ sẵn sàng hỏng hóc thì hay tiết kiệm tiền sửa chữa để mua xe mới. Theo một quy tắc đơn giản: thanh toán hàng tháng không được vượt quá 8% tổng thu nhập hàng tháng của bạn.

Hi vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã biết nên bán chiếc xe cũ lâu năm của mình hay giữ lại chúng. Tùy theo mong muốn và nhu cầu của bản thân mà bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Chúc các bạn luôn vui vẻ và an toàn trên mọi chặng đường đi nhé.

Nguồn: autodaily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *