Việc không đầu tư mạnh vào ngoại hình và trang thiết bị, khiến cho sự cạnh tranh của dòng xe Isuzu D-Max này tỏ rõ sự thất thế và ế ẩm hơn rất nhiều so với những đối thủ cùng phân khúc.
Mặc dù có mức giá tương đối hấp dẫn so với các dòng xe cùng phân khúc; thế nhưng dòng xe Isuzu D-Max vẫn không có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam; bởi dòng xe này dường như không được đầu tư nhiều về trang thiết bị, tiện nghi thậm chí là vẻ bề ngoài không bắt mắt. Trong khi mẫu xe sedan hạng B là Toyota Vios đang thống lĩnh thị trường ô tô ở Việt Nam, thì dòng xe bán tải Isuzu D-Max cũng là ông vua doanh số ở thị trường Thái Lan. Chỉ tính riêng trong năm 2020, lượng xe của Isuzu D-max tại Thái Lan đã bán được hơn 160000 xe.
Theo thống kê thì dòng xe bán tải rất được ưa chuộng tại Thái Lan và chiếm tới 46% toàn bộ lượng xe bán ra trong năm 2020, và con sô này gấp tới 18 lần mức tiêu thụ xe bán tải tại thị trường Việt Nam. VAMA đã thống kê rằng, lượng xe Isuzu này tại Việt Nam chỉ bán được gần 200 xe D-max trong năm 2020. Đây là doanh số vô cùng bết bát và ảm đạm. Dòng xe này cũng lọt top dòng xe ế ẩm nhất trên thị trường Việt Nam cùng dòng xe Mu-x.
Mục lục
Không có chỗ đứng trong phân khúc
Nằm trong phân khúc xe bán tải; D-Max phải cạnh tranh với các đối thủ là Ford Ranger; Mitsubishi Triton; Toyota Hilux và Mazda BT-50. Ngoài Ford Ranger, dường như chưa có cái tên nào trong phân khúc bán tải đạt thành tích nổi bật tại thị trường Việt. Thậm chí, Isuzu D-Max còn đứng cuối phân khúc về lượng xe tiêu thụ hàng tháng.
Trong khi phần lớn khách hàng Việt mong muốn sở hữu một chiếc bán tải có ngoại hình cơ bắp và vạm vỡ; thì Isuzu D-Max lại có diện mạo khá mềm mại so với các đối thủ. Bên cạnh đó, mặc dù có mức giá hấp dẫn nhưng ít phiên bản lựa chọn; thiết kế nội thất nhàm chán cùng trang bị ít ỏi; cũng khiến mẫu xe này không nhận được sự “ưu ái” của khách Việt. Thực tế, khách hàng tại Việt Nam mua xe bán tải không chỉ phục vụ nhu cầu chở hàng; mà còn sử dụng như xe cá nhân di chuyển hàng ngày nên thường bị hấp dẫn bởi những mẫu xe có thiết kế bắt mắt; đi kèm trang bị cao cấp và tiện ích vừa đủ.
Khác biệt về mục đích sử dụng
Trong khi đó, những chiếc xe bán tải tại Thái Lan chủ yếu phục vụ nhu cầu chở hàng thuần túy; thậm chí là chở người trên thùng nên hầu như không trang bị quá nhiều tiện ích. Thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia khác nhau là lý do khiến Isuzu D-Max dù cực kỳ ăn khách tại Thái Lan nhưng lại bị “ghẻ lạnh” ở Việt Nam. Vào tháng 10/2020, thế hệ mới của Isuzu D-Max đã chính thức được giới thiệu tại Thái Lan; với nhiều thay đổi về ngoại thất và nội thất. Mới đây, lô xe D-Max 2021 đầu tiên cũng đã cập bến thị trường Việt Nam; nhưng chưa có màn ra mắt chính thức.
Theo một số nguồn tin, mẫu xe mới này có thể ra mắt ngay đầu quý II/2021. Hiện tại, một số đại lý tại Việt Nam đã nhận đặt cọc Isuzu D-Max 2021 với mức giá khởi điểm dự kiến từ 625 triệu đồng. Trong khi đó, những chiếc Isuzu D-Max đang được bán tại Việt Nam là mẫu xe đã ra mắt từ tháng 10/2018. Xe được nhập khẩu và phân phối tới khách Việt với 3 phiên bản có giá dao động từ 595 – 759 triệu đồng.
Ford Ranger quá khác biệt
Trong 3 năm qua, ngoại trừ Chevrolet Colorado không còn phân phối (trong 2020); phân khúc xe bán tải vẫn chia làm hai đoạn quen thuộc đến mức nhàm chán: Ranger đứng đầu; chiếm hơn 50% thị phần; nhóm còn lại thuộc về các mẫu xe Nhật cạnh tranh nhau. Nếu mẫu xe của Ford giữ ngôi vương liên tục và là mẫu bán tải duy nhất thường xuyên góp mặt trong danh sách xe bán chạy nhất thị trường; Isuzu D-Max xếp cuối cùng và lọt top các sản phẩm bán chậm nhất.
Ranger bán chạy xuất phát từ sự đa dạng các phiên bản lựa chọn; động cơ mạnh; thiết kế nam tính kiểu Mỹ và phong phú nhất so với các đối thủ về mặt trang bị (option). Khái niệm xe bán tải thành thị được gắn cho Ranger như một cách biểu thị cho việc cân bằng giữa nhu cầu chở hàng và đi phố. Đây là điểm khác biệt lớn về thị hiếu giữa người Việt và Thái Lan; tạo ra sự phân hóa rõ rệt trong quyết định ưu tiên sản phẩm nào để lựa chọn.
Phần lớn người Việt chọn xe bán tải không chỉ bởi tính thực dụng như đi đèo; chở hàng; off-road, giá trị họ cần thêm là thiết kế đẹp, nhiều công nghệ. Ranger đáp ứng tốt điều đó; trong khi các sản phẩm Nhật như Triton; Hilux gần đây với thiết kế và tính năng đã trở nên “thành thị” hơn nhưng vẫn cần thêm thời gian để tạo dấu ấn mới ở thị trường vốn đã quen thuộc với kiểu “xe bán tải phải là thương hiệu Mỹ”.
Nguồn: Oto.com.vn