Posted on 1,559  

Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Mazda… là những mẫu xe ô tô bán tải đang có mặt tại thị trường ô tô Việt Nam. Khi mới gia nhập, dòng xe ô tô bán tải được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Đặc biệt là các dòng ô tô nhập khẩu từ ASEAN được hưởng thuế 0%. Vì vậy nên lượng tiêu thụ ô tô bán tải luôn ở mức cao. Đặc biệt, dòng xe chủ lực của Thái Lan còn “làm mưa làm gió” vào 1 – 2 năm trước. Tuy nhiên do dịch bệnh gần đây. Hay do đứng trước hai vấn đề lớn. Đó là chính sách nhập khẩu bị siết chặt trở lại hay phí trước bạ có thể tăng trong thời gian tới. Điều này đã khiến lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam có chiều hướng đi xuống so với cùng kỳ các năm trước.

Xe bán tải nhập khẩu từ Thái Lan

Hiện tại, tất cả các mẫu xe bản tải đang được phân phối tại Việt Nam đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Chẳng hạn như Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Toyota Hilux, Mazda BT-50, Isuzu D-Max,…  Ngoài khả năng chuyên chở hàng hoá, nhiều mẫu mã bán tải sở hữu thiết kế thời trang. Đồng thời đi kèm hàng loạt tính năng tiện ích. Vì thế nên được nhiều khách hàng Việt lựa chọn sử dụng như các mẫu xe du lịch.

Lượng xe ô tô bán tải bán ra giảm mạnh

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán các mẫu mã xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 6.2020 tiếp tục giảm 314 xe so với tháng 5.2020. Qua đó, khiến tổng lượng xe bán tải tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 7.341 xe. Con số này giảm 29% tương đương 2.946 xe so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài 2 mẫu xe Nissan Navara và Chevrolet Colorado không công bố doanh số bán hàn. Số liệu từ VAMA cho thấy, lượng tiêu thụ tất cả các mẫu xe bán tải trong 6 tháng đầu năm 2020 đều sụt giảm.

Cụ thể, Ford Ranger với 4.464 xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2020 vẫn ở ngôi vị dẫn đầu phân khúc xe bán tải. Nhưng so với năm ngoái doanh số mẫu bán tải này đã giảm tới 19% tương đương 1.034 xe.

Xếp ngay sau là mẫu bán tải Nhật Mitsubishi Triton. Sau những nỗ lực thay đổi, nâng cấp mẫu mã, công nghệ…mẫu xe này đã vươn lên vị trí thứ 2 trong phân khúc xe bán tải. Dù vậy, sau 6 tháng đầu năm 2020 doanh số bán Mitsubishi Triton cũng chỉ đạt doanh số 1.089 xe. Con số đã giảm 9% tương đương 112 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Toyota Hilux đạt 987 xe, giảm 33%. Mazda BT-50 đạt 694 xe, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng tiêu thụ xe ô tô bán tải giảm tại thị trường Việt Nam

Isuzu D-Max đứng chót bảng khi doanh số bán hàng sau 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt hơn 100 xe. Giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Mẫu bán tải này được người dùng đánh giá cao về chất lượng, độ bền bỉ… Tuy nhiên, kiểu dáng thiết kế thiếu tính thời trang và chậm cải tiến, nâng cấp. Điều này đã khiến D-Max không thể cạnh tranh với hàng loạt đối thủ cùng phân khúc.

Lượng tiêu thụ xe ô tô bán tải giảm tại thị trường Việt Nam

Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm doanh số bán dòng xe bán tải

Nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cùng những quy định khắt khe về chính sách… Đây là những yếu tố khiến lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 sụt giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau giai đoạn “hoàng kim” cách đây 3 năm, thị trường xe bán tải tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn “thoái trào”. Quy định lưu thông, chính sách thuế phí áp dụng với dòng xe này ngày càng khắt khe. Cùng với sự nở rộ của các mẫu mã SUV/Crossover đa dụng… khiến lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam đang có xu hướng sụt giảm.

Xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến sức mua sụt giảm. Qua đó cũng tác động đến phân khúc xe bán tải. Bên cạnh đó, việc lệ phí trước bạ đối với xe bán tải tăng từ 2% lên mức 6 – 9% từ năm ngoái. Cùng những quy định hạn chế lưu thông trong thành phố theo giờ đối với một số dòng xe bán tải theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019… Những điều này khiến nhiều khách hàng cũng không còn mặn mà với các mẫu mã xe bán tải.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài các nguyên nhân khách quan, bước sụt giảm doanh số của Ford Ranger còn xuất phát từ vụ lùm xùm xoay quanh việc bị người dùng phản ánh hiện tượng rò rỉ dầu. Cụ thể vụ việc này bắt đầu từ tháng 2.2020. Mặc dù đến nay tình hình đã tạm lắng xuống. Ford Việt Nam đưa ra giải pháp khắc phục và tăng chính sách bảo hành. Tuy nhiên cũng phần nào ảnh hưởng đến danh tiếng và niềm tin của khách hàng đối với Ford Ranger.

Trang tin tức myc chuyên cập nhật và tổng hợp các tin tức về thị trường xe ô tô tại Việt Nam.

Nguồn: Thanhnien.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *