Posted on 1,932  

Gần đây, từ khoá “Xe Hydro” đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị trường ô tô thế giới. Đây là loại xe ô tô chạy bằng pin nhiên liệu, còn gọi là pin Hydro. Xu hướng thị trường xe hơi đang hướng đến các phương tiện hạn chế khí thải sinh ra, thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, biến thể xe chạy pin nhiên liệu hydro của dòng xe điện cũng là một trong các đối tượng thịnh hành ngày nay. Với mức phát thải ra môi trường gần như bằng không, xe ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro đã gây ấn tượng với toàn thế giới. Vậy xe pin nhiên liệu hydro hoạt động như thế nào? Tại sao dòng xe này được quan tâm nhiều nhưng hiện nay chúng vẫn chưa phổ biến trên đường phố? Hãy cùng myc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Sự tham vọng của các ông lớn

Các cường quốc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng. Đó chính là đưa hàng triệu phương tiện chạy bằng hydro vào vận hành trong cuối thập kỷ tiếp theo với chi phí hàng tỷ đô la. Nhưng đến nay, xe Fuel Cell chạy bằng hydro (FCV) đang dần bị chiếm ưu thế bởi các dòng xe điện đang trở thành lựa chọn chủ yếu do thành công của dòng xe sang đến công ty Tesla.

Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới với 28 triệu xe được bán ra hàng nằm, đang hướng tới mục tiêu là hơn 1 triệu xe FCV được đưa vào hoạt động vào năm 2030. So sánh với chỉ 1.500 xe ở hiện tại thì phần lớn là xe bus. Hay Nhật Bản, một thị trường với hơn 5 triệu xe hàng năm, đang muốn nâng doanh số từ 3.400 xe FCV hiện tại đến 800.000 xe FCV vào thời điểm đó. Ở Hàn Quốc, thị trường xe hơi chỉ bằng 1/3 so với thị trường Nhật Bản. Quốc gia này đã đặt mục tiêu đưa 850.000 xe vào vận hành trong năm 2030. Nhưng đến cuối năm 2018 thì mới chỉ bán được hơn 900 xe.

Xe chạy hydro – Kẻ đi trước thời đại

Những người đề xuất công nghệ hydro đã cho thấy độ sạch của nguồn năng lượng này. Nước và nhiệt là những sản phẩm phụ duy nhất. Nó có có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng khác như methane, than, nước và thậm chí cả rác thải. Một đất nước thiếu tài nguyên như Nhật Bản xem hydro như một cách để đảm bảo an ninh năng lượng. Họ cũng lập luận rằng phạm vi lái và thời gian tiếp nhiên liệu cho FCV tương đương với xe chạy bằng xăng. Trong khi đó thì xe điện (EV) cần hàng giờ để sạc pin và chỉ có thể đi được khoảng cách vài trăm km.

Xe hoạt động với nguyên lý phản ứng hóa học tương tự trong các tên lửa. Xe có thể chạy được quãng đường gấp đôi một chiếc Tesla. Đó là là xe dùng nhiên liệu hydro. Nhưng trừ khi bạn đang sống ở California (Mỹ), còn không bạn gần như chưa bao giờ nhìn thấy chúng trên đường.

Có nhiều người ủng hộ ở Trung Quốc và Nhật Bản xem FCV như phần bổ sung cho EV. Nhìn chung, hydro là một sự lựa chọn hiệu quả cho các phương tiện hạng nặng đi đường dài. Do vậy mà càng nhắm tới các xe bus trong thành phố. Nhiều ý kiến cho rằng “Tương lai của xe hơi là chạy bằng pin nhiên liệu”. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cho rằng xe chạy pin nhiên liệu – chứ không phải là xe điện, mới là tương lai của xe hơi. Và họ đang đánh cược vào điều đó.

Ô tô chạy bằng pin nhiên liệu - Xu hướng của nền kinh tế các nước châu Á

Một số ít ông lớn chịu chơi

Chỉ một số ít các nhà sản xuất ô tô đã đưa ô tô fuel cell ra thị trường. Theo tin tức ô tô, Toyota Motor đã cho ra mắt mẫu xe Mirai vào cuối năm 2014. Thế nhưng chỉ bán được dưới 10.000 chiếc trên toàn thế giới. Công ty xe hơi Hyundai đã cung cấp mẫu Crossover Nexo từ tháng 3 năm ngoái và chỉ bán được chưa đến 2.900 chiếc trên toàn thế giới. Công ty trước đấy đã bán được khoảng 900 mẫu xe FCV, Huyndai Tucson.

Ô tô chạy bằng pin nhiên liệu - Xu hướng của nền kinh tế các nước châu Á

Mẫu xe Clarity Fuel Cell của Honda chỉ được vận hành theo kiểu cho thuê. Trong khi mẫu GLC F-CELL của Daimler AG đã được giao cho một số ít khách hàng của công ty. Đang có nhiều nhu cầu về xe bus fuel cell hơn. Cả Toyota và Hyundai đều đưa ra lời đề nghị. Hãng đã bắt đầu bán linh kiện fuel cell cho các nhà sản xuất xe buýt. Một số nhà sản xuất tại Trung Quốc đã tự phát triển xe buýt của riêng mình. Đáng chú ý là công ty nhà nước SAIC Motor, nhà sản xuất ô tô lớn nhất quốc gia. Hay tập đoàn ô tô Geely sở hữu các thương hiệu như Volvo và Lotus.

Tại sao xe fuel cell chưa trở nên phổ biến?

Việc thiếu các trạm tiếp nhiên liệu, chi phí xây dựng tốn kém là một trong những trở ngại lớn. Đồng thời, không có đủ xe fuel cell để thu được lợi nhuận. Nỗi lo của người tiêu dùng về nguy cơ cháy nổ cũng là một trở ngại lớn. Người dân ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã phản đối xây dựng các trạm hydro. Trong năm nay, một vụ nổ thùng chứa hydro ở Hàn Quốc đã khiến hai người thiệt mạng. Sau đó là một vụ nổ tại trạm hydro tại Na Uy.

Nguyên nhân kế tiếp là chi phí. Các khoản trợ cấp  để hạ giá xe hydro ngang với mức giá ô tô chạy bằng xăng cao. Toyota Mirai chỉ có giá hơn 5 triệu yên (46.200 USD) sau khi được trợ cấp 2,25 triệu yên. Mức giá đó vào khoảng 50% so với một chiếc Camry. Các nhà sản xuất ô tô cho rằng khi lượng tiêu thụ tăng, trợ cấp sẽ không cần thiết.

Chúng ta đều thấy được rằng những ưu điểm của việc sử dụng pin nhiên liệu hydro. Nhờ nó mà ngành ôtô thế giới sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề về môi trường và vận hành. Thế nhưng lại có nhiều trở ngại lớn như chi phí xây dựng,… Đây là một bài toán khó đối với các nhà kinh doanh và sản xuất ô tô trên thế giới.

Nguồn: Oto.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *