Cứ mỗi năm lại có thêm những hãng xe mới ở Trung quốc ra đời. Mỗi hãng xe lại thiết kế và sản xuất ra nhiều mẫu ô tô khác nhau. Nhưng nếu nhiều hãng được thành lập sẽ khiến cho thị trường xe Trung Quốc bị loãng dần ra. Vì những thiết kế ban đầu, ít có sản phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, với trường hợp ấy Trung Quốc vẫn có thể dung hòa thị trường xe nước mình nhờ vào bốn ông lớn của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Hãy đọc bài viết này để biết được họ là ai nhé.
Trung Quốc là nước đã rất nổi tiếng với 1/3 lượng xe sản xuất ra mỗi năm của cả thế giới. Với dân số cũng là nhiều nhất thế giới, không lý do gì mà Trung Quốc không cạnh tranh với cả thế giới về sản xuất ô tô – một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước này.
Mục lục
Ưu điểm của xe Trung Quốc
Ở cùng phân khúc kích thước xe và trang bị động cơ, các dòng xe ô tô Trung Quốc có mức giá bán mềm hơn đến 30-50% so với xe Nhật cùng hạng trong khi những trang bị tính năng trên xe rất hấp dẫn. Đây là yếu tố giúp xe Trung Quốc thu hút người tiêu dùng Việt Nam
Từ việc sao chép hoàn toàn thiết kế của các thương hiệu xe nổi tiếng, nhiều dòng xe ô tô Trung Quốc dần dần đã có điểm nhận diện thương hiệu ở thiết kế xe và được người tiêu dùng đánh giá cao. Sự kết hợp thiết kế xe cùng việc mạnh tay áp dụng các công nghệ mới giúp các dòng xe Trung Quốc đẹp và ấn tượng hơn.
Dù vậy thì với một mẫu xe ô tô Trung Quốc mới ra mắt thị trường, người dùng vẫn dễ dàng nhận ra những chi tiết góp nhặt từ các hãng xe sang. Nhiều mẫu xe Trung Quốc tại Việt Nam chỉ cần thay đổi logo và lưới tản nhiệt xe sang thì nhiều người nhầm tưởng đó là mẫu xe sang vài tỷ đồng.
Không thể phủ nhận đồ dùng công nghệ của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và có giá thành cạnh tranh hơn, việc áp dụng nhiều trang bị công nghệ, tiện nghi hấp dẫn trên xe ô tô Trung Quốc khiến nhiều người choáng ngợp khi so sánh với xe Hàn/Nhật.
Đầu tiên là tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải
SAIC Motor tiền thân là một nhà máy lắp ráp ô tô tại thành phố Thượng Hải, thành lập từ năm 1955.
Năm 1984, SAIC liên doanh với tập đoàn Volkswagen (Đức).
Nhờ hợp tác với Volkswagen, SAIC được chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại, từ đó xây dựng được chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng ô tô ngay chính tại quê nhà. Năm 1986, số lượng xe sản xuất đạt 300.000 xe/năm, cao gấp 10 lần lúc mới liên doanh.
Năm 1987, chiếc sedan Volkswagen Santana – sản phẩm của liên doanh SAIC và Volkswagen lắp sáp tại Thượng Hải chỉ có lốp, đài radio và ăng ten là từ nhà cung cấp địa phương.
SAIC hợp tác với nhiều công ty lớn
Năm 1995, SAIC tiếp tục bắt tay hợp tác với ông lớn General Motors (Mỹ), chính thức thành lập, sản xuất và phân phối các thương hiệu con như Baojun, Buick, Chevrolet, Iveco, Wuling và Škoda. Ngoài ra, SAIC còn sở hữu 3 thương hiệu độc quyền khác là MG, Maxus và Roewe.
Trong đó, MG và Maxus từng là 2 hãng xe lâu đời của Anh trước khi bị SAIC mua lại vào năm 2005 và 2010. MG hiện kinh doanh phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Lào và đặc biệt là Thái Lan. Hồi năm 2012, hãng xe này cũng từng vào Việt Nam thông qua nhà phân phối CT Brother Autobile với 2 dòng xe du lịch là MG3 và MG5.
Năm 2018. Số lượng xe bán ra của SAIC đạt 7,05 triệu chiếc. Chiếm 25% thị phần xe hơi Trung Quốc thời điểm đó (28 triệu chiếc).
SAIC Motor hiện có trụ sở chính tại thành phố Thượng Hải. 6 nhà máy tại Trung Quốc và nhiều nhà máy khác tại Anh, Thái Lan và Ấn Độ. Trong bảng xếp hạng Top 500 công ty lớn nhất hành tinh của tạp chí Fortune năm 2018. SAIC Motor xếp thứ 39 với tổng doanh thu 136,4 tỷ đô. Đây cũng chính là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới hiện nay.
Tiếp theo là tập đoàn ô tô Đông Phong
Dongfeng là nhà xuất xe hơi nội địa lớn thứ 2 Trung Quốc. Thành lập từ năm 1969 theo chỉ thị của Mao Trạch Đông. Trụ sở chính đặt tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc).
Ban đầu. Dongfeng chủ yếu sản xuất các dòng xe tải hạng nặng. Đến đầu những năm 2000, Dongfeng bắt đầu liên kết với các thương hiệu quốc tế để sản xuất và phân phối xe con 4 chỗ như Dongfeng KIA (2002), Dongfeng Honda (2003) và Dongfeng Nissan (2003). Gần đây nhất, nhà sản xuất này liên doanh với 2 thương hiệu Pháp là Renault (2013) và Peugeot-Citroen (2014).
Năm 2018. Số lượng xe bán ra của Dongfeng là 3,02 triệu xe, chỉ xếp sau SAIC Motor. Theo danh sách Top 500 công ty lớn nhất hành tinh năm 2018 của Fortune. Dongfeng xếp thứ 65 với tổng doanh thu 93,2 tỷ đô.
Tại Việt Nam. Dongfeng được nhiều người biết đến thông qua các dòng xe tải, đầu kéo hạng nặng. Năm 2017. Thương hiệu này tham gia triển lãm ô tô quốc tế Việt Nam với các mẫu xe thương mại như sedan S50,MPV CM7, SUV SX6 nhưng không tạo được nhiều tiếng vang.
Tập đoàn FAW
FAW là nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên tại Trung Quốc. Thành lập từ năm 1953, trụ sở đặt tại tỉnh Trường Xuân. Trong 5 năm đầu thành lập. Sản phẩm chủ yếu của FAW là các dòng xe tải hạng nặng, được thiết kế lại từ các dòng xe của Xô Viết thời đó. Đến đầu năm 1990. FAW bắt đầu liên doanh với Volkswagen và sản xuất thương mại các dòng xe con 4 chỗ. Hiện tại. FAW đang điều hành nhiều liên doanh tại Trung Quốc. Trong đó có FAW Toyota Motor sản xuất Toyota Prius dành riêng cho đại lục. FAW-Volkswagen và Audi sản xuất Jeeta, Bora, Sagitar, Audi A4 và Audi A6L.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của FAW là dòng xe sang Hongqi (Hồng Kỳ). Phiên bản đầu tiên Hongqi CA72 xuất xưởng vào năm 1959. Từng là dòng xe chuyên chở các lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Năm 2014, phiên bản Hongqi L5 là dòng xe phục vụ các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị APEC được tổ chức tại Trung Quốc. Giá bán của xe tại thời điểm đó khoảng 6 triệu nhân dân tệ (tương đương 20 tỷ đồng).
Số lượng xe bán ra của FAW trong năm 2018 là hơn 2 triệu chiếc. Theo danh sách Top 500 công ty lớn nhất hành tinh năm 2018. FAW xếp thứ 87 với tổng doanh thu 89,8 tỷ đô.
Và cuối cùng là tập đoàn Changan Automobile
Cuối cùng. Không thể không nhắc đến Changan, nhà sản xuất xe hơi nội địa lớn thứ 4 Trung Quốc. Có trụ sở chính đặt tại thành phố Trung Khánh – nơi được mệnh danh là “thủ phủ Detroit” của Trung Quốc. Trong năm 2018. Số lượng xe bán ra của Changan Automobile khoảng 2 triệu chiếc.
Hiện tại. Changan đang liên doanh với các thương hiệu khác như Ford (Changan Ford), Mazda (Changan Mazda) để sản xuất, phát triển và phân phối các dòng xe thương mại. Một dòng xe nổi bật của Changan được nhiều người biết đến là mẫu SUV Landwind (liên doanh với Jiangling Motor Corporation Group).
Một trong những sản phẩm của Changan từng xuất hiện tại Việt Nam là mẫu crossover CS55. Đối thủ của Hyundai Kona, Honda HR-V và Ford EcoSport. Doanh số của mẫu xe này tại quê nhà là 140.878 chiếc trong năm 2018.
Xem thêm các bài viết liên quan tại MYC.
Nguồn: vr.org.vn