Posted on 906  

Từ lâu công nghệ an toàn ô tô đã luôn được chú trọng và phát triển. Khách hàng sẽ không lựa chọn một chiếc xe mà không chắc chắn về độ an toàn. Có nhiều tính năng an toàn đã ra mắt từ lâu nhưng vẫn được giữ lại. Chúng được lưu giữ qua các bản cập nhật hoặc có thể được nâng cấp hơn. Trong đó có thể kể tên nhiều tính năng quen thuộc vói chúng ta. Như là phanh ABS, túi khí, dây đai an toàn, chống trượt,…

Tuy nhiên một số người dùng thường bỏ qua hoặc không chú ý đến các hệ thống này. Có thể do chúng khá phức tạp so với một số người. Hoặc đôi khi là do chúng ta vô tình lờ đi. Việc tìm hiểu và nắm được nguyên lí của các tính năng này là khá quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta sử dụng các tính năng này hiệu quả hơn. Từ đó ta có thể yên tâm hơn khi lái xe và tránh được tai nạn. Và sau đây hãy cùng myc điểm qua một số công nghệ an toàn nổi bật nhé.

lái xe an toàn

Phanh ABS (Anti-lock Brake System) hệ thống chống bó cứng phanh.

lái xe an toàn

Chắc không còn xa lạ nhiều nữa. Nó sử dụng những cảm biến ở các bánh xe. Mục đích để phát hiện có bánh xe nào đó bó cứng khi đạp phanh. Lúc này hệ thống điện tử sẽ mở van nhớt ở phanh của bánh đó, và làm nhiều lần trên mỗi giây. Khiến bánh xe sẽ không bị bó cứng lại và mất kiểm soát. Khi bánh xe còn lăn thì chúng ta vẫn có thể đánh lái tránh chướng ngại vật… Và cũng nhờ vào khả năng giữ bánh xe không bó cứng thì quãng đường phanh của xe cũng ngắn lại. Kết quả này so với khi các bánh bị bó cứng và trượt trên đường.

BA (Brake Assist) Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp

Là một hệ thống có khả năng rút ngắn hành trình đạp phanh của chân phanh. Và đưa ra lực phanh mạnh nhất đến hệ thống phanh. Từ đó giúp xe dừng lại sớm nhất có thể. Trong quá trình lái xe, có nhiều thói quen hoặc nguyên nhân xảy ra. Đó có thể là do mất tập trung, hoặc do sự phản hồi lại chân phanh của hệ thống ABS làm cho người điều khiển xe không đạp đủ lực tối đa vào chân phanh. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp ra đời để lấp đi khuyến điểm của người lái xe. Và giúp giảm được thời gian cũng như quãng đường phanh của xe. Bởi khi chạy tốc độ cao ví dụ như 80km/h thì 1s xe sẽ đi khoảng hơn 22m.

Tạm hiểu rằng, hệ thống nhận diện được người lái xe đang phanh gấp khi gặp tình huống nguy hiểm (thông qua tốc độ đạp chân phanh). Hoặc những hệ thống hiện đại phát hiện bàn chân ga bị buông ra đột ngột, hoặc với những tình huống đang đổ dốc tốc độ cao hay đang sử dụng Cruise Control đổ dốc tốc độ cao thì hệ thống này cũng được kích hoạt sẵn.

EBD (Electronic Brakeforce Distribution) hệ thống phân bổ lực phanh điện tử.

Là một hệ thống đi kèm với ABS, có chức năng nhận biết được lực tác động lên từng bánh xe để đưa ra lực phanh tương ứng. Bởi trong quá trình chở người hay hàng hoá, hay di chuyển ở trên đường thì lực từ thân xe tác động xuống mỗi bánh xe là hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy để đạt được hiệu quả phanh tối da thì hệ thống phanh EBD ra đời, giúp cung cấp lực phanh tối ưu nhất lên bánh xe mà máy tính của xe tính toán.

Hệ thống cân bằng điện tử ESC (Electronic Stability Control)

Là một hệ thống điện tử với nhiều cảm biến và hệ thống máy tính. Nó có thể phát hiện được chiếc xe bị lệch quỹ đạo di chuyển. Đạc biệt là trong những trường hợp như đánh lái gấp, chuyển làn gấp, ôm cua…. Do quán tính di chuyển của xe mà theo mỗi tốc độ khác nhau thân xe sẽ có khả năng bị văng khỏi quỹ đạo di chuyển của bánh lái. Lúc này hệ thống cân bằng điện tử sẽ can thiệp.  Nó sẽ phanh một hoặc nhiều bánh xe. Hoặc trên một số xe còn can thiệp để giảm lực kéo của động cơ.

Hiểu một cách khác thì hệ thống này sẽ chủ động phòng ngừa những trường hợp bị mất lái. Có thể là trong trường hợp chạy tốc độ cao ở cao tốc và tránh chướng ngại vật bất ngờ bằng 1 cú đánh lái gấp. Nếu như thiếu hệ thống cân bằng điện tử thì có rất nhiều khả năng xe sẽ bị mất lái và xảy ra tai nạn. Ở khối liên minh Châu Âu và một số quốc gia thì đây là một công nghệ bắt buộc có trên xe ô tô.

Hệ thống kiểm soát lực kéo/hệ thống chống trượt (Traction Control System)

Là hệ thống có thể nhận biết được khi bánh xe bị trượt và đưa ra giải pháp ngăn chặn ngay tức thời. Ví dụ như dùng đến phanh, hay ngắt mô-men xoắn từ hộp số truyền tới bánh xe đó. Các trường hợp hay làm bánh xe bị trượt đó là khi tăng tốc ở đường ướt. Hoặc ví dụ như khi bạn quay đầu xe và đạp ga mạnh có thể làm bánh xe bị trượt. Hậu quả là có thể khiến xe bị mất lái, đâm sáng trái hoặc phải tuỳ tình huống khác nhau. Tính năng này thường được tích hợp chung với hệ thống cân bằng điện tử. Đối với nhiều xe có thể độc lập tắt tính năng này đi mà không liên quan đến khả năng hoạt động của tính năng cân bằng điện tử.

Túi khí và dây đai an toàn.

túi khí xe

Túi khí là thứ sẽ giúp người ngồi trên xe không bị va đập trực tiếp vào một bộ phận nào đó trên xe. Từ đó tránh được phần lớn tổn thương cho người khi tai nạn có xảy ra. Hoạt động của túi khí dựa trên nhiều cảm biến. Trong đó quan trọng nhất là cảm biến gia tốc, sẽ giúp máy tính của xe hiểu được xe bị dừng lại đột ngột. Có thể là do đâm vào 1 vật gì đó mà bình thường với lực phanh không thể thay đổi gia tốc đột ngột như vậy.

Dây đai an toàn là bộ phận sẽ cố định người và ghế lại với nhau, để tránh khi có va chạm. Hay trường hợp phanh gấp thì người ngồi không bị văng ra khỏi ghế và va chạm với bộ phận nào đó trên xe. Đây là bộ phận mà mọi người hay chủ quan không sử dụng. Nhưng hầu hết các vụ tai nạn xe ô tô thì dây đai an toàn là điều mấu chốt để hạn chế được tổn thương gây ra cho người ngồi bên trong xe.

Nguồn: Tinhte.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *